Rượu Nhật Bản hay thường được gọi nhiều hơn đó là rượu sake, ở Nhật từ Sake mang hàm nghĩa là rượu tuy nhiên Sake được chia thành rất nhiều loại.
Lịch sử rượu sake
Rượu sake có nguồn gốc khá lâu đời, tuy nhiên nó được hành thành sau thời kỳ cách mạng nông nghiệp ở Nhật đang đỉnh cao. Khi ấy nguồn cung cấp lương thực dồi dào chính vì thế người Nhật sử dụng nguồn nguyên liệu dư thừa đó là lúa gạo để nấu rượu Sake. Ban đầu nguyên liệu làm rượu sake còn đơn giản chỉ bao gồm gạo Nhật, nước và men.
Gạo Nhật: Là giống gạo hạt tròn, rất dẻo, chuyên được sử dụng để làm Sushi, giống gạo này hiện nay được trồng nhiều ở Việt Nam nhất là những vùng phía Nam.
Men và nước: Được sử dụng theo kỹ thuật đặc chế của người Nhật khiến gạo khi lên men và sau khi nấu có nồng độ thấp chỉ từ 20% khác với gạo Việt Nam khi nấu có nồng độ cao từ 40–60%.
Tuy vậy người Nhật vẫn thường sử dụng nước để pha loãng rượu sake, họ cho rằng rượu sake chỉ ngon nhất khi uống ở nồng độ 14–16% và không vượt quá giới hạn này.
Một số người không biết khi uống và cảm thấy rượu khá nhạt nhưng không phải. Rượu sake nếu biết thưởng thức sẽ cảm thấy rất ngọt, vị thanh, không quá gắt lại rất thơm chứ không nồng như rượu Việt Nam.